Nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, chả mực Hạ Long, thanh long Bình Thuận,… là những chỉ dẫn địa lý quen thuộc của người Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý mang thông điệp về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về quyền, lợi ích của các doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Triệu Phúc xin gửi tới quý bạn đọc bài viết về thủ tục bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý.
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
Căn cứ pháp lý
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.
1. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
– Chỉ dẫn địa lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau.
2. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
– Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam
3. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng các điều kiện trên được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
5. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần phải có các tài liệu tối thiểu sau:
– Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;
– Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra, còn có các tài liệu sau:
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn nước ngoài;
– Tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm.
6. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Người nộp đơn có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp đơn sau:
-
- Nộp trực tiếp
- Thông qua đường bưu điện
- Nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
– Thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ;
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
– Trường hợp đơn hợp lệ: ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
– Trường hợp đơn không hợp lệ:
-
- Ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn. Nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận.
- Thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót là 2 tháng.
- Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——