Thủ tục bảo hộ giống cây trồng

Hiện nay, thủ tục bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào? Giống cây trồng muốn được bảo hộ cần đáp ứng điều kiện gì? Trình thực, thủ tục thực hiện đăng ký bảo hộ ra sao? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu thông qua bài viết sau:

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

– Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

Ảnh minh họa

1. Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Giống cây trồng muốn được đăng ký bảo hộ cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

Lưu ý:

Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

a. Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó;

b. Vi phạm đạo đức xã hội;

c. Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó;

d. Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

e. Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

g. Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

2. Hồ sơ 

Thành phần hồ sơ gồm:

a. Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu: phải có chữ ký xác nhận của các bên ở từng trang hoặc được đóng dấu giáp lai.

b. Tờ khai kỹ thuật.

c. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản ủy quyền đối với trường hợp nộp thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền.

d. Tối thiểu 03 ảnh chụp màu, kích cỡ tối thiểu 9 cm x 15 cm thể hiện 03 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký.

e. Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trường hợp người đăng ký được chuyển giao quyền đăng ký hoặc được thừa kế, kế thừa.

g. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên gồm: bản sao các tài liệu về Đơn đăng ký đầu tiên được cơ quan bảo hộ giống cây trồng tại quốc gia nộp đơn đầu tiên xác nhận, mẫu hoặc bằng chứng xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một, bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên (nếu có).

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

3. Trình tự, thủ tục bảo hộ giống cây trồng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua 01 trong 03 hình thức sau:

– Nộp trực tiếp.

– Nộp qua dịch vụ bưu chính;

– Nộp qua môi trường điện tử.

Bước 2: Thẩm định hình thức

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, sẽ được ban hành Thông báo chấp nhận đơn. Đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thônCổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ được ban hành thông báo và nêu rõ lý do cho người đăng ký hoàn thiện.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoàn thiện Đơn, phải khắc phục các thiếu sót và nộp lại các tài liệu đã được khắc phục.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, đơn sẽ được thẩm định lại và ban hành Thông báo chấp nhận đơn hoặc từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý do.

– Trường hợp Đơn đăng ký không hợp lệ hoặc không khắc phục các thiếu sót trong thời hạn yêu cầu, sẽ được ban hành ban hành Thông báo từ chối chấp nhận Đơn và nêu rõ lý do.

Bước 3: Khảo nghiệm DUS

– Sau khi Đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ, khảo nghiệm DUS phải được tiến hành theo Tài liệu khảo nghiệm DUS.

– Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo chấp thuận đơn hợp lệ được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức xây dựng Tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS trong thời hạn 06 tháng.

Bước 4: Thẩm định nội dung

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, đơn đăng ký sẽ được tiến hành thẩm định nội dung.

– Trường hợp giống đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ thì ban hành Quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng; công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.

– Trường hợp giống đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ, sẽ đươc ban hành thông báo bằng văn bản về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và nêu rõ lý do, ấn định thời hạn 30 ngày để khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

+ Qua thời hạn trên mà không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng hoặc không khắc phục được các thiếu sót, sẽ ra thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

+ Trường hợp các thiếu sót được khắc phục hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được cấp.

Trên đây là những tư vấn của Chúng tôi về Thủ tục bảo hộ giống cây trồng. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

——- Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——-

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *