Hiện nay, cho thuê lại lao động không phải một thuật ngữ mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định. Bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn chi tiết hơn về cho thuê lại lao động và thủ tục xin cáp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)
Căn cứ pháp lý:
– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.
1. Khái niệm cho thuê lại lao động
Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)
2. Danh mục các công việc được cho thuê lại lao động
Các công việc được cho thuê lại lao động bao gồm:
STT | Công việc |
1 | Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký |
2 | Thư ký/Trợ lý hành chính |
3 | Lễ tân |
4 | Hướng dẫn du lịch |
5 | Hỗ trợ bán hàng |
6 | Hỗ trợ dự án |
7 | Lập trình hệ thống máy sản xuất |
8 | Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông |
9 | Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất |
10 | Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy |
11 | Biên tập tài liệu |
12 | Vệ sĩ/Bảo vệ |
13 | Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại |
14 | Xử lý các vấn đề tài chính, thuế |
15 | Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô |
16 | Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất |
17 | Lái xe |
18 | Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển |
19 | Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí |
20 | Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay |
3. Một số điều kiện về cho thuê lại lao động
3.1. Điều kiện về doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Để cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động (doanh nghiệp cho thuê lại) cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
– Có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng.
3.2. Điều kiện về bên thuê lại lao động
Bên thuê lại lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.
3.3. Điều kiện về người lao động thuê lại
Người lao động thuê lại cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
4. Điều kiện Cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
*Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã có thời gian trực tiếp làm chyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
*Về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 (hai tỷ đồng)
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
(Mẫu đơn đề nghị)
– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ);
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch. Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là một trong những văn bản sau:
-
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản trên nếu là văn bản nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ);
6. Trình tự cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc.kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,.cấp giấy phép đối với doanh nghiệp;.trường hợp không cấp giấy phép.thì có văn bản trả lời doan nghiệp.trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về thủ tục cấp.Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề.pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——