Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Khi chi nhánh hoạt động không hiệu quả thì các doanh nghiệp lựa chọn phương án chấm dứt hoạt động chi nhánh. Quyết định chấm dứt chi nhánh là một quyết định khó khăn nhưng cũng có thể coi đó là một bước đi giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng với những chi nhánh hoạt động kém hiệu quả để bảo toàn hoạt động của mình.

(Ảnh minh họa; Nguồn Inernet)

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.

1. Khái niệm chi nhánh

– Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

(Ảnh minh họa; Nguồn Inernet)

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

– Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh

Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

– Chi nhánh được chấm dứt hoat động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó;

– Chi nhánh chấm dứt hoạt động theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh

Thành phần hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm những giấy tờ sau:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

 

(Mẫu Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh)

– Nghị quyết, quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

– Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của bên nhận ủy quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh.

4. Trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục liên quan đối với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

– Bước 2: Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thức nộp hồ sơ sau: nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

 

 

 

 

 

(Nguồn: Luật Triệu Phúc)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *