Theo quy định, trường dành cho người khuyết tật sau khi thành lập muốn hoạt động hợp pháp thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục. Vậy trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Luât Triệu Phúc xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết: Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục.
- Căn cứ pháp lý:
– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;
– Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

1. Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục
Điều 83 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục. Cụ thể như sau:
1.1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục.
1.2. Hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm:
a. Tờ trình đề nghị cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo mẫu);
b. Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c. Đối với trường dành cho người khuyết tật tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;
d. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường;
- Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
- Nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh;
- Tài chính và tài sản của nhà trường;
- Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
1.3. Trình tự thực hiện
a. Nhà trường gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo:
– Số lượng: 01 bộ hồ sơ
– Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp
- Qua dịch vụ bưu chính
- Qua cổng dịch vụ công trực tuyến
b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
c. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 82 Nghị định này;
d. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Trường dành cho người khuyết tật sẽ dùng phương thức ngôn ngữ nào để dạy học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục 2019 về ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục như sau:
“1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.”
Theo đó, Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế; Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Như vậy, Trường dành cho người khuyết tật sẽ dùng phương thức ngôn ngữ hay nói cách khác là dùng ngôn ngữ Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và Người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——