Câu hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, hiện có nhu cầu kết hôn với người gốc Việt, có quốc tịch Đức. Vì vậy nhờ luật sư hướng dẫn giúp tôi hồ sơ, giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
(Ảnh minh họa: Nguồn Báo Tuổi trẻ Thủ đô)
Giải đáp: Đối với thắc mắc của anh chị về vấn đề đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Luật Triệu Phúc xin đưa ra ý kiến như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014;
– Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.
1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Về thẩm quyền đăng ký kết hôn, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn”.
Như vậy, theo quy định pháp luật nói trên, thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
2. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
Một số quy tại luật hôn nhân ở Đức như sau:
– Về độ tuổi kết hôn: độ tuổi tối thiểu hợp pháp để kết hôn là 18 tuổi cho cả hai bên. Tuy nhiên các cá nhân ở độ tuổi 16 hoặc 17 có thể kết hôn với sự đồng ý của cha mẹ và sự chấp thuận của tòa án.
– Luật hôn nhân ở Đức từ ngày 1 tháng 10 năm 2017 đã có sửa đổi hợp pháp chấp nhận hôn nhân đồng giới.
Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn:
-
-
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
-
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
-
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
-
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
-
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
-
Khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của này về điều kiện kết hôn.”
Như vậy, nếu việc kết hôn tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, thì phải tuân theo các quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.
3. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người quốc tịch nước ngoài
Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
3.1. Giấy tờ phải xuất trình:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.
– Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn.
3.2. Giấy tờ phải nộp:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.
– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/ giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước
*Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau:
– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);
– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
4. Trình tự thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Việc tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam được tiến hành như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm tra và ký Giấy chứng nhận kết hôn
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn nếu thấy cần thiết. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay.để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;.trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, kỹ, ghi rõ họ, tên người tiếp nhận.
Bước 3: Trao Giấy chứng nhận kết hôn
– Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Thời hạn: 03 ngày làm việc.kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
– Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân,.công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ,.nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Công chức làm công tác hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, nếu hai bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt.để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ,.Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn.nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn.thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau.thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
5. Từ chối đăng ký kết hôn
Điều 33 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về từ chối đăng ký kết hôn như sau:
“1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.”
Trong trường hợp kết hôn với người có quốc tịch Đức,.độ tuổi kết hôn theo Luật của Đức và của Việt Nam khác nhau;.thêm vào đó, ở Đức chấp nhận hôn nhân đồng giới.trong khi pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, nếu việc kết hôn với người có quốc tịch Đức.tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam,.một trong hai bên hoặc cả hai bên đăng ký kết hôn không đáp ứng đủ điều kiện kết hôn.theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền từ chối đăng ký kết hôn,.mặc dù đủ những điều kiện kết hôn đó là hợp pháp tại Đức.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——