Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là rất quan trọng trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý cho chủ sở hữu mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu chi tiết thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp.

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đưa ra định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

[…]

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

[…]”

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho kiểu dáng sản phẩm. Điều này giúp bảo vệ thiết kế độc đáo và sáng tạo của sản phẩm khỏi bị sao chép hoặc sử dụng trái phép.

2. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

Bản vẽ hoặc hình ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp (4-6 hình ảnh của kiểu dáng ở các góc nhìn khác nhau, đảm bảo thể hiện rõ mọi chi tiết về thiết kế);

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– Giấy ủy quyền (Nếu người nộp đơn không phải chủ sở hữu mà là người đại diện được ủy quyền);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: Cung cấp bản sao giấy nộp tiền để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi đăng ký.

Lưu ý: Kiểu dáng công nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận khi có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Quy trình xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp trải qua các bước sau:

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra xem đơn có đáp ứng các yêu cầu về hình thức, nội dung, giấy tờ và lệ phí hay không.

– Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Sau khi đơn hợp lệ về mặt hình thức, sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn: Cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp dựa trên các tiêu chí tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng.

– Cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp: Nếu thẩm định nội dung đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận cho kiểu dáng công nghiệp đó.

5. Quyền lợi của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Khi được cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu sẽ được bảo vệ các quyền lợi sau:

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp.giúp bảo vệ tính sáng tạo.và độc đáo.của sản phẩm.trước các hành vi xâm phạm,.đồng thời tạo điều kiện thuận lợi.cho việc phát triển.và xây dựng thương hiệu.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về thủ tục.đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *