Thủ tục đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là một trong những bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho những phát minh mới. Việc này không chỉ đảm bảo quyền lợi pháp lý cho người phát minh mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ. Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp.

1. Sáng chế là gì?

Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra định nghĩa về sáng chế như sau:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

2. Hồ sơ đăng ký sáng chế

Để đăng ký sáng chế, cần chuẩn bị các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký sáng chế;

– Bản mô tả sáng chế;

– Bản vẽ hoặc sơ đồ;

– Yêu cầu bảo hộ sáng chế;

– Giấy ủy quyền( Trong trường hợp người nộp đơn không phải là người phát minh mà là người đại diện được ủy quyền);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

3. Quy trình đăng ký sáng chế

Quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao gồm các bước sau:

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra tính hợp lệ của đơn về mặt hình thức, xem xét hồ sơ có đủ các tài liệu cần thiết và tuân thủ các quy định pháp luật hay không.

– Công bố đơn: Sau khi đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp để thông báo rộng rãi đến công chúng.

– Thẩm định nội dung: Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định nội dung đơn để xem xét khả năng bảo hộ của sáng chế dựa trên các tiêu chí như tính mới, tính sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp.

– Cấp Giấy chứng nhận: Nếu kết quả thẩm định nội dung cho thấy sáng chế đủ điều kiện bảo hộ,.cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.

4. Thời hạn bảo hộ và quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế

Sáng chế sau khi được cấp Giấy chứng nhận sẽ được bảo hộ trong thời gian tối đa là 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Trong thời gian này, chủ sở hữu có toàn quyền khai thác thương mại sáng chế thông qua việc sản xuất, phân phối, chuyển nhượng, hoặc cho phép bên thứ ba sử dụng sáng chế.

Chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu các biện pháp xử lý hành chính, dân sự, và hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, bao gồm việc sử dụng trái phép, sao chép, hoặc làm giả sáng chế mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về thủ tục.đăng ký sáng chế. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *