Thuế khoán là gì? Phương pháp tính thuế khoán được áp dụng khi nào?

Thuế khoán là một trong những hình thức nộp thuế phổ biến đối với hộ kinh doanh. Vậy thuế khoán là gì? Phương pháp tính thuế khoán được áp dụng khi nào? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tính thuế theo phương pháp khoán là gì?

Các phương pháp tính thuế được quy định tại Chương II Thông ư 40/2021/TT-BTC gồm có:

– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai;

– Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh;

– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

Khoản 7 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC định nghĩa về “phương pháp khoán” như sau:

“Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Theo đó, có thể hiểu thuế khoán là một hình thức thuế áp dụng cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thay vì tính thuế dựa trên từng khoản thu nhập cụ thể. Thuế khoán sẽ tính theo một mức cố định, được gọi là mức thuế khoán. Đây là một hình thức thuế đơn giản và phù hợp với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

2. Phương pháp tính thuế khoán được áp dụng khi nào?

Theo Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, phương pháp tính thuế khoán được áp dụng trong trường hợp sau:

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai;

– Hộ kinh doanh, cá nhân không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh 

Điều 7 Thông tư 40/2012/TT-BTC cũng nêu rõ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. 

Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Ngoài ra, hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo. Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng, trường hợp dưới 100 triệu đồng thì không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

Có thể thấy, thuế khoán là một hình thức nộp thuế linh hoạt, giúp đơn giản hóa thủ tục nộp thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Việc áp dụng phương pháp tính thuế khoán sẽ giúp giảm bớt gánh nặng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về thuế khoán và các trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế khoán. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *