Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự

Bắt cóc người nhằm nhằm chiếm đoạt tài sản phạm tội gì? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Bắt cóc chiếm đoạt tài sản là gì?

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người trái phép để làm con tin nhằm mục đích buộc gia đình, người thân của họ phải nộp tiền chuộc. 

Người phạm tội này luôn phải thực hiện hai hành vi: đầu tiên là hành vi bắt cóc người khác làm con tin và sau đó là hành vi đe dọa bị hại, người nhà bị hại giao nộp tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản đó. 

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) như sau:

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

3. Cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Có thể nhận diện những điểm đặc trưng cơ bản nhất của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự qua 04 dấu hiệu pháp lý sau:

3.1. Chủ thể

Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là bất kì ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch); từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Bộ luật Hình sự)

Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực chịu trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.

3.2. Mặt khách quan

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện qua 02 hành vi: hành vi bắt cóc người khác làm con tin và hành vi đe dọa người thân, gia đình của họ giao nộp tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản đó:

  • Hành vi bắt người làm con tin thường được thực hiện lén lút bằng việc đưa người bị bắt cóc đến một nơi nào đó rồi thông báo cho người thân của họ yêu cầu nộp tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như: đánh thuốc mê, cho uống thuốc ngủ, dùng vũ lực đánh ngất, nói dối, … để bắt cóc người khác.
  • Hành vi đe dọa người thân, gia đình của người bị bắt cóc để tống tiền: kẻ phạm tội đe dọa gia đình nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ… Hành vi này có thể được thực hiện qua việc ọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin …

3.3. Khách thể

Hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến 02 quan hệ, đó là quan hệ nhân thân (xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt cóc) và quan hệ tài sản (xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của gia đình, người thân của người bị bắt cóc). Đây đều là những quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ.

3.4. Mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi bắt cóc người khác là nhằm buộc chủ tài sản phải giao nộp tài sản và chiếm đoạt tài sản đó. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được xem là hoàn thành khi có hành vi bắt giữ người khác trái pháp luật và yêu cầu người khác trao tài sản với người phạm tội, không cần xét đến việc tài sản đó đã bị chiếm đoạt hay chưa.

Yếu tố cấu thành tội phạm của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

3. Khung hình phạt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Khung 

Mức phạt tù

Hành vi 

Khung 1 

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung 2 

Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3 

Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung 4

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Chuẩn bị phạm tội: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Qua bảng trên, có thể thấy khung hình phạt cơ bản đối với tội bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và có thể phải chấp hành thêm một số hình phạt bổ sung. Trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tội cướp tài sản. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *