Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

Cho thôi việc công chức viên, chức hoặc sa thải người lao động mà không có lý do chính đáng, hợp pháp, người sử dụng lao động có thể sẽ bị phạt tù tối đa lên 03 năm. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật qua bào viết dưới đây.

Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

1. Quy định pháp luật về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật?

Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định chi tiết tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) như sau:

“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Khung hình phạt Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà thực hiện các hành vi sau thì sẽ bị truy cứu hình sự về Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân. Mức phạt tù được áp dụng theo các khung hình phạt quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hình phạt Hành vi phạm tội
Khung 1 (Khoản 1 Điều 161) Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm Giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân.
Khung 2 (Khoản 2 Điều 161) Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

Hình phạt bổ sung (Khoản 3 Điều 161): Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. 

3. Trường hợp nào buộc thôi việc công chức, viên chức/ sa thải người lao động là đúng quy định pháp luật?

Sau đây là một số trường hợp công chức, viên chức bị cho thôi việc hoặc người lao động bị sa thải đúng quy định của pháp luât. 

3.1. Buộc thôi việc công chức, viên chức

Đối với công chức, công chức có thể bị buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: 

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
  • Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Đối với viên chức, tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức như sau: 

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  • Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
  • Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Sa thải người lao động 

Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

4. Dấu hiệu pháp lý Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

4.1. Chủ thể

Người phạm tội này là chủ thể đặc biệt,phải là người có thẩm quyền trong việc buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động. Đó thường là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp… có quyền tuyển dụng và cho thôi việc người lao động như thủ trưởng cơ quan, phụ trách tổ chức hoặc người chủ tư nhân thuê mướn nhân công.

Đương nhiên đây phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi) theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự.

4.2. Khách thể

Tội phạm này xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ lao động, của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

4.3. Mặt khách quan

Mặt khác quan của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được thực hiện thông qua một trong những hành vi sau: 

Thứ nhất, ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức:

  • Buộc thôi việc trái pháp luật là hành vi buộc thôi việc không đáp ứng được các điều kiện buộc thôi việc theo quy định của pháp luật. Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý ra quyết định buộc công chức, viên chức dưới quyền mình phải thôi việc.

Thứ hai, sa thải trái pháp luật đối với người lao động: 

  • Sa thải trái pháp luật là hành vi sa thái không đáp ứng các điều kiện tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019, do người sử dụng lao động mà cụ thể là người có quyền (như giám đốc, chủ tịch, trưởng phòng tuyển dụng,..) vì vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân mà ra quyết định sa thải đối với người lao động.

Thứ ba, cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc:

Đây là hành vi buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc trái với ý muốn của họ, hành vi cưỡng ép có thể thực hiện thông qua các thủ đoạn như mua chuộc, dùng lời nói,.. đe dọa có thể thực hiện qua hành động, lời nói.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

Theo đó, hành vi buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật phải dẫn đến hậu quả khiến người đó hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến xảy ra đình công thì mới cấu thành tội phạm.

4.4. Mặt chủ quan

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội phạm được thực hiện hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác với mục đích buộc cán bộ, công chức hoặc người lao động nghỉ việc.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *