Tội buôn lậu theo quy định của BLHS 2015

Buôn lậu là việc vận chuyển, mua bán hàng hóa có giá trị lớn qua biên giới mà không khai báo hải quan hoặc không tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội buôn lậu theo quy định của BLHS 2015 qua bài viết dưới đây!

Tội buôn lậu theo quy định của BLHS 2015

1. Tội buôn lậu là gì?

Tội buôn lậu là hành vi mua bán, vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam hoặc ngược lại trái pháp luật, tức là không khai báo hải quan hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu.

Tội buôn lậu tại Việt Nam được quy định trong Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự). Khung hình phạt cho tội buôn lậu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, giá trị hàng hóa buôn lậu và hậu quả gây ra. Dưới đây là các khung phạt tù theo từng mức độ:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

2. Cấu thành tội buôn lậu

Sau đây là những dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu giúp chúng ta dễ dàng nhận diện tội phạm này.

2.1. Chủ thể

Người phạm tội buôn lậu phải là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp thực hiện hành vi buôn lậu có tổ chức hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cũng được xem xét xử lý nghiêm hơn.

Tội buôn lậu cũng có thể được thực hiện bởi các tổ chức, công ty có hành vi vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép qua biên giới.

2.2. Khách thể

Tội buôn lậu xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đối tượng của hành vi phạm tội là các hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc di vật, cổ vật. Khái niệm hàng hoá ở đây bao gồm tất cả hàng hoá (trừ một số loại hàng hoá do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của một số tội phạm khác).

2.3. Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội buôn lậu là việc vận chuyển hoặc mua bán trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa (hoặc ngược lại).

Hành vi này chỉ bị coi là tội phạm khi giá trị hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên, hoặc dưới mức này nhưng người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính hoặc kết án về các tội liên quan mà chưa được xóa án tích hoặc hàng hóa là di vật, cổ vật.

Buôn lậu bao gồm việc chuyển hàng trái phép qua biên giới, không khai báo hoặc khai báo sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả, giấu diếm hàng hóa và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan. Người buôn lậu có thể sử dụng các phương tiện như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, hoặc qua bưu điện quốc tế.

Ngay cả những người chỉ tham gia vận chuyển hàng hóa trái phép cho người buôn lậu (người khuân vác, lái xe được thuê) cũng sẽ bị coi là đồng phạm với vai trò giúp sức. Tội buôn lậu hoàn thành khi hành vi chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc khu phi thuế quan được thực hiện trái pháp luật.

2.4. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi buôn lậu với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là dù nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn cố tình thực hiện nhằm trốn thuế, thu lợi bất chính hoặc buôn bán hàng cấm.

Thường xuất phát từ lợi ích cá nhân, lợi nhuận kinh tế hoặc hành vi trục lợi bất hợp pháp từ việc bán hàng hóa không qua kiểm soát.

2. Khung phạt tù tội buôn lậu?

*Đối với cá nhân

Khung 

Mức phạt

Hành vi

Khung 1

Phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Buôn lậu hàng có giá trị từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc về một trong các hành vi tại điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc;

b) Hàng hóa buôn lậu là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm Buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau:a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.  Buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau:a) Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Khung 4

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Buôn lậu hàng thuộc một trong các trường hợp sau:a) Vật phạm pháp trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

*Đối với pháp nhân thương mại 

Mức phạt 

Hành vi

Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. 

Buôn lậu hàng có giá trị từ 200 triệu đến dưới 300 triệu đồng; Hàng hóa là di vật, cổ vật trị giá dưới 200 triệu đồng; 

Hàng có giá trị từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc về hành vi quy định tại điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 

Phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng.

Buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau:a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 3 tỷ đến 7 tỷ đồng.

Buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau:a) Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 7 tỷ đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

a) Vật phạm pháp trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên;b) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. 

Buôn lậu gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.Thành lập pháp nhân (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện hoạt động buôn lậu.
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tùy vào giá trị của hàng hóa buôn lậu, chủ thể thực hiện buôn lậu là cá nhân hay tổ chức và mức độ phạm tội mà sẽ xác định mức hình phạt tương ứng với từng trường hợp cụ thể. 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tội buôn lậu theo quy định của BLHS 2015  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *