Việc đưa người khác trốn đi nước ngoài cũng có thể phạm tội Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội phạm này qua bài viết dưới đây!
1. Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là gì?
Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là hành vi giúp đỡ, sắp xếp hoặc thực hiện các hành động nhằm đưa người khác rời khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp. Hành vi này được quy định tại Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021.
Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự):
“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi này thường được thực hiện dưới dạng du lịch, xuất khẩu lao động, thăm thân, hôn thê, vượt biên,… Tất cả đều là những hình thức xuất cảnh trái phép.
2. Dấu hiệu pháp lý tội phạm
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu một số yếu tố cơ bản cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 349 Bộ luật Hình sự thông qua 04 dấu hiệu pháp lý sau:
2.1. Chủ thể của tội phạm
Người phạm tội này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên (Điều 12 Bộ luật Hình sự) và có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật Hình sự). Đó có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hay người không quốc tịch.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái được thể hiện qua hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài. Người tổ chức người khác trốn đi nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm đưa người khác trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Hành vi tổ chức có thể được biểu hiện cụ thể bằng nhiều hình thức như:
- Đưa ra kế hoạch thực hiện việc trốn đi nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc trốn đi nước ngoài
- Rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện hành vi; phân công nhiệm vụ cho đồng phạm để cùng thực hiện việc trốn đi nước ngoài;…
Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
2.3. Khách thể của tội phạm
Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép xâm hại đến các quy định Nhà nước về bảo đảm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh. Như vậy, tội phạm này xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý (có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp) và mục đích vụ lợi. Cần lưu ý là động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài độc lập với động cơ, mục đích của người trốn đi nước ngoài.
2. Khung hình phạt của Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Người thực hiện hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử phạt theo các khung hình phạt quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự như sau:
Khung hình phạt |
Mức hình phạt |
Hành vi phạm tội |
Khung 1 (Khoản 1 Điều 349) |
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm | Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này. |
Khung 2 (Khoản 2 Điều 349) |
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Khung 3 (Khoản 3 Điều 349) |
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
Hình phạt bổ sung (Khoản 4 Điều 349): bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Như vậy, người phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị phạt tù tối thiểu là 1 năm, tối đa là 15 năm và có thể phải chịu thêm các hình phạt bổ sung.