Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là một trong những tội danh nghiêm trọng được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội này qua bài viết dưới đây!
1. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là gì?
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi mang, đưa, vận chuyển hàng hóa hoặc tiền tệ qua biên giới quốc gia mà không tuân thủ các quy định pháp luật về khai báo hải quan, thuế hoặc giấy phép xuất nhập khẩu.
Hành vi này có thể bao gồm vận chuyển hàng hóa không khai báo với hải quan hoặc khai báo sai nhằm trốn tránh kiểm soát hoặc vận chuyển các mặt hàng cấm hay tiền tệ (như ngoại tệ, vàng) mà không có giấy tờ hợp lệ.
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định các mức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù đối với hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái pháp luật như sau:
“Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
2. Khung hình phạt Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
*Đối với cá nhân phạm tội
Khung |
Mức phạt |
Hành vi |
Khung 1 |
Phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. | Vận chuyển trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại với giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặcDưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. |
Khung 2 |
Phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm.: |
Khung 3 |
Phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. | Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên. |
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
*Đối với pháp nhân phạm tội
Mức phạt |
Hành vi |
Mức 1: Phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng. |
Vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật.
Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự. Hoặc đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. |
Mức 2: Phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng. |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. |
Mức 3: Phạt tiền từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. |
Hàng hóa, tiền tệ được vận chuyển trái phép qua biên giới có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. |
Mức 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. |
Vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.Thành lập pháp nhân (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ. |
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Có thể thấy, gần như mức hình phạt đối với Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa, tiền tệ bị vận chuyển trái phép. Mức phạt đối với tổ chức cũng sẽ nặng hơn so với trường hợp phạm tội đơn lẻ, cá nhân.
3. Cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
3.1. Chủ thể
Người phạm tội phải là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tội phạm này cũng có thể được thực hiện bởi các tổ chức, công ty có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
3.2. Khách thể
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và chế độ quản lý biên giới quốc gia. Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm đến quyền quản lý của Nhà nước trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan và các quy định liên quan đến vận chuyển hàng hóa và tiền tệ qua biên giới.
3.3. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này thể hiện rõ ràng qua việc vận chuyển trái phép qua biên giới các loại hàng hóa hoặc tiền tệ mà pháp luật quy định phải khai báo hoặc phải có giấy phép. Cụ thể, đây là các hành vi không khai báo hải quan, khai báo sai hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết như giấy phép xuất nhập khẩu, chứng từ hợp lệ.
Hàng hóa hoặc tiền tệ ở đây có thể là:
- Hàng hóa thông thường nhưng vận chuyển qua biên giới mà không có tờ khai hải quan hoặc không tuân thủ quy định về thuế.
- Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc hạn chế (như vũ khí, ma túy, động vật hoang dã).
- Tiền tệ như ngoại tệ, vàng, hoặc các loại tiền tệ khác mà pháp luật yêu cầu phải khai báo và có giấy phép khi vận chuyển qua biên giới.
3.4. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Nghĩa là dù biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện. Họ có thể có động cơ trốn thuế, trục lợi bất chính hoặc thực hiện hành vi vì các mục đích phi pháp khác.
Mục đích có thể bao gồm: buôn lậu để thu lợi bất chính, vận chuyển hàng hóa hoặc tiền tệ qua biên giới mà không khai báo để trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.