Trình tự sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024

Trình tự sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024 được quy định như thế nào? Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú gồm những trường nào?

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;

– Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

1. Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú

1.1. Yêu cầu, điều kiện chia, tách, sáp nhập

Trường phổ thông dân tộc nội trú được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục. Cụ thể như sau:

a. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;

b. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

c. Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

d. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

1.2. Thẩm quyền quyết định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú.

1.3. Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này. Cụ thể gồm:
a. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo mẫu);

b. Đề án sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo mẫu);

c. Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường trung học tư thục.

1.4. Trình tự thực hiện

– Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường; nếu đủ điều kiện thì quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

– Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

2. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú gồm những trường nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

“Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Trường PTDTNT trung học cơ sở.

2. Trường PTDTNT trung học phổ thông.

3. Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.”

Theo quy định trên, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú gồm những trường sau:

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông.

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông.

3. Cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc nội trú phải đảm bảo những điều kiện nào?

Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT quy định về cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

“Cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc nội trú

Trường PTDTNT có cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và đảm bảo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có các hạng mục sau:

1. Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 6m2/học sinh.

2. Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo.

3. Nhà công vụ cho giáo viên.

4. Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.

5. Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.”

Theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc nội trú phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Trong đó có yêu cầu khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 6m2/học sinh. Và phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Trình tự sáp nhập chia tách trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *