Từ 20/11/2024: Trình tự, thủ tục giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc để nắm rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.
- Căn cứ pháp lý:
– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;
– Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

1. Giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú
1.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể trong trường hợp nào?
Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục. Cụ thể như sau:
a. Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c. Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
d. Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
1.2. Thẩm quyền quyết định
Thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú;
1.3. Hồ sơ giải thể
Điểm c khoản 3 Điều 57 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy đình thành phần hồ sơ gồm:
*Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
a. Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu);
b. Minh chứng về việc trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
c. Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
* Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
a. Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu);
b. Đề án giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo mẫu);
1.4. Trình tự thực hiện giải thể
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú. Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông. Cụ thể như sau:
2.1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2.2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi bao gồm:
a. Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b. Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Trình tự, thủ tục giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——