Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức

Việc làm giả con dấu là hành vi vi phạm pháp luật. Mức hình phạt đối với tội này như thế nào? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết sau đây.

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức là gì?

Làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức có thể hiểu là việc một người không có thẩm quyền được cấp con dấu nhưng đã cố tình tạo ra dấu một bằng nhiều cách khác nhau (khắc, in ấn, chỉnh sửa) để làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức.

Sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức là việc một người dùng con dấu giả không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật (lừa dối cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc công dân).

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm giả con dấu 

Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Theo đó, người nào sử dụng con dấu giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Bên cạnh đó, đối với các hành vi thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Có tổ chức

– Phạm tội 02 lần trở lên

– Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác

– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm

– Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

– Tái phạm nguy hiểm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên

– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu vi phạm tội danh này.

Như vậy, tùy theo tính chất từng vụ việc và mức độ gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, người vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 07 năm tù và phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *